TIÊU CHUẨN ASTM F2413
Tiêu chuẩn ASTM F2413 là một trong những loại tiêu chuẩn kỹ thuật về giày bảo hộ lao động phổ biến nhất trên thế giới. Đây là tiêu chuẩn được sáng lập bởi Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Hoa Kỳ (ASTM).
TIÊU CHUẨN ASTM F2413
1. Tiêu chuẩn ASTM F2413 bao gồm những gì ?
Một sản phẩm giày bảo hộ lao động đến từ bất kỳ nhà sản xuất nào cũng phải đáp ứng được những yêu cầu dưới đây thì mới được chính thức cấp chứng nhận về Tiêu chuẩn ASTM F2413.
- Mũi Giày Được Trang Bị Tính Năng Chống Va Đập
Trong các phần của bàn chân con người thì bộ phận ngón chân là nơi nhạy cảm và dễ bị thương tích trước những tác nhân ngoại cảnh nhất. Đây chính là lí do mà các dòng sản phẩm giày bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn phải được trang bị phần mũi giày có tính năng chống va đập.
Bộ phận này không bắt buộc phải làm từ vật liệu thép mà có thể được làm từ bất kỳ vật liệu gì tùy vào mục đích của nhà sản xuất nhưng yêu cầu tối thiểu đối với phần mũi giày đó chính là phải đủ cứng cáp để chống chịu, bảo vệ ngón chân của người sử dụng trước những tác động, va đập từ bên ngoài.
Tính năng chống va đập của phần mũi giày được phân thành 4 loại, bao gồm:
+ Loại 75 (2500 Pound) dành cho nam.
+ Loại 75 đối với nữ.
+ Loại 50 (1000 Pound) dành cho nam.
+ Loại 50 đối với nữ.
- Bảo Vệ Phần Cổ Chân
An toàn điện luôn là một trong những điều rất quan trọng trong quá trình sản xuất các thiết bị bảo hộ lao động.
Một sản phẩm giày bảo hộ lao động nếu muốn được cấp chứng nhận Tiêu chuẩn ASTM F2413 thì bộ phận đế giày phải được cấu tạo từ các vật liệu cách điện nhằm đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Đế Giày Được Trang Bị Tính Năng Chống Đâm Xuyên
Nếu người lao động không được trang bị giày bảo hộ lao động khi làm việc ở những môi trường có nhiều vật sắc nhọn như: Đinh, Mảnh thủy tinh,... thì họ sẽ rất dễ bị thương nếu như chẳng may đạp phải những vật thể đó. Chính vì lí do đó nên những sản phẩm giày bảo hộ lao động ngoài việc phải được thiết kế sao cho có phần đế giày được làm từ các vật liệu cách điện kết hợp với chống đâm xuyên thì còn phải được trang bị phần lót giày cũng có tính năng chống đâm xuyên.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu có tính năng chống đâm xuyên và thường được dùng trong việc sản xuất các dòng sản phẩm giày bảo hộ lao động như: Thép, Composite, Kevlar,... Tiêu chuẩn ASTM F2413 yêu cầu các sản phẩm giày bảo hộ lao động phải được trang bị một tấm chống đâm xuyên được đặt giữa phần tấm lót trong và đế ngoài của giày.
- Tính Năng Chống Tĩnh Điện
Tại những môi trường phòng sạch, sản xuất trang thiết bị thì những sản phẩm giày bảo hộ lao động rất dễ bị tích tụ tĩnh điện. Vì thế, một đôi giày bảo hộ lao động đạt Tiêu chuẩn ASTM F2413 phải được trang bị tính năng chống tĩnh điện nhằm giảm đến mức tối đa các nguy cơ về tích tụ tĩnh điện cũng như là nguy cơ bắt lửa của các chất cháy nổ và các hóa chất dễ bay hơi.
- Đặc Tính Tiêu Tán Tĩnh
Các dòng sản phẩm giày bảo hộ lao động phải được trang bị tính năng này để có thể truyền lượng tĩnh điện dư thừa từ cơ thể người sử dụng xuống đất và cùng lúc duy trì cân bằng mức điện trở cao để bảo vệ người sử dụng.
- Tính Năng Chống Nước
Những sản phẩm giày bảo hộ lao động đạt Tiêu chuẩn ASTM F2413 cần phải được trang bị tính năng chống thấm nước giúp người lao động có thể an tâm và thoải mái khi sử dụng. Tĩnh năng này chẳng những giúp người sử dụng tránh được những nguy hiểm như điện giật mà còn đồng thời giúp cho đôi chân của họ luôn được cảm giác khô ráo, không bị ẩm ướt.
- Đế Chống Sốc Vùng Gót Chân.
Đây là một tính năng vô cùng hữu ích bởi tính năng này giúp người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển trên những địa hình gồ ghề mà vẫn cảm thấy thoải mái cho dù phải vận động trong suốt một khoảng thời gian dài.
- Tính Năng Chống Cắt
Đối với những người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với những vật sắc nhọn, nguy hiểm như máy cưa xích thì đây là một trong những tính năng không thể thiếu đối với một đôi giày bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn bởi nó sẽ giúp bảo đảm an toàn đến mức gần như tuyệt đối từ vùng bàn chân giữa ngón chân tới phần cẳng chân của người sử dụng.
2. Một số ký hiệu của Tiêu chuẩn ASTM F2413
- Dòng đầu tiên: Xác định sản phẩm được cấp chứng nhận Tiêu chuẩn ASTM F2413.
- Dòng thứ hai: Xác định giới tính của người sử dụng và phân loại các tính năng chống va đập, chịu lực nén và bảo vệ cổ chân được cung cấp.
- Dòng thứ ba trở đi: Xác định các tính năng bảo hộ mà sản phẩm giày bảo hộ lao động đó được trang bị.
- CD: Tính năng giảm tích tụ tĩnh điện dư thừa.
- EH: Đế giày và gót giày có tính năng cách điện, chống sốc.
- SD: Tính năng giảm tích tụ tĩnh điện dư thừa.
- PR: Tính năng chống đâm xuyên.
- MT: Tính năng chống va đập.
- CS: Tính năng chống cắt.
- DI: Tính năng cách điện điện môi.
- I: Phân loại chống va đập (loại 75 hoặc 50).
- C: Phân loại chịu lực nén (loại 75 hoặc 50).
GỌI NGAY 0888 11 3339 (Ms Ngọc Anh)
0847 999 966 (Ms Trang) - 0839 099 966 (Ms Xuân)
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP TRANG THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG GIÁ TỐT NHẤT
--------------------------
Xem thêm